• KIẾN THỨC ĐẦU TƯ

      • Bài 10: Các hệ số tài chính

        Trong phân tích đầu tư CK, cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán.

        Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp.

        Doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.

        Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp  hiệu quả lại cao hơn.

        Việc này cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng.

        Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

        Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chínhhoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh.

        Khi các hệ số này thấp hơn các chuẩn mực nhất định, thì có giải pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng.

        Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ  giữa bảng cân đối tài sảncác báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập).

        Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty.

        1. Nhóm hệ số khả năng thanh toán

        Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn.

        Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật.

        Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty.

        Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít).

        Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

        Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

        Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.

        Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn

        2. Nhóm hệ số hoạt động

        Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho.

        Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

        Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /360 ngày)

        Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm.

        Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày)

        Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.

        Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình.

        3. Nhóm hệ số nợ của công ty

        Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn.

        Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung.

        Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ.

        Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.

        Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

        Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA).

        Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.

        Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ phần

        Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty,

        Hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty.

        Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ.

        Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào.

        Thông thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn.

        Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ= EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm

    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        YEG 16,700 0 19
        SHB 2,400 100 10.15
        ACB 2,000 0 24.8
        HPG 0 1,050 26.7
        HSG 0 1,000 18.75
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        BHN Bằng tiền 15% 15/10/2024
        SZC Bằng tiền 10% 26/09/2024
        DPM Bằng tiền 20% 24/09/2024
        PVT Cổ phiếu 100:10 31/05/2024
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
      • Hiện đang có

        22,160: Thành viên
        1,882,879: Lượt truy cập
        5: Đang truy cập