• KIẾN THỨC ĐẦU TƯ

      • Bài 4: Phân tích cơ bản

        Những yếu tố cơ bản của một công ty là gì, làm cách nào và tại sao chúng cần được phân tích? Tại sao phân tích cơ bản thường là điểm bắt đầu quan trọng để chọn một công ty tốt.Có phải nhà đầu tư nào cũng thực sự nói được một cái gì đó có ý nghĩa?

        1. Lý thuyết

        Đánh giá các yếu tố cơ bản khá dễ; chúng thường chỉ tốn một ít thời gian và năng lượng. Mục tiêu của phân tích các yếu tố cơ bản của một công ty là tìm ra giá trị nội tại của cổ phần, một thuật ngữ ưa thích về cái mà bạn tin là giá trị thực của cổ phần - đối ngược với giá trị mà nó được giao dịch trên thị trường.

        Nếu giá trị nội tại lớn hơn giá hiện tại của cổ phiếu, phân tích của bạn cho thấy cổ phần có giá trị lớn hơn giá của nó và điều đó có nghĩa là cổ phần đó đáng để mua.

        Mặc dù có rất nhiều phương pháp khác nhau để tìm giá trị nội tại, nhưng giả thuyết đằng sau tất cả các chiến lược đều giống nhau: một công ty có giá trị bằng tổng tất cả các dòng tiền chiết khấu của nó.

        Nói một cách đơn giản, điều đó có nghĩa là giá trị của công ty là tất cả lợi nhuận trong tương lại của nó cộng lại với nhau. Và những lợi nhuận tương lai này phải được chiết khấu do giá trị thời gian của tiền, tức là $1 bạn nhận được trong tương lai có giá trị nhỏ hơn $1 bạn nhận được hôm nay.

        Ý tưởng đằng sau giá trị nội tại tương đương lợi nhuận tương lai  rất rõ nếu bạn nghĩ về một doanh nghiệp cung cấp giá trị của nó cho những người chủ của nó như thế nào.

        Nếu bạn có một doanh nghiệp nhỏ giá trị của nó là khoản tiền bạn có được từ công ty qua các năm (không phải là sự tăng trưởng của cổ phần). Và bạn chỉ có thể lấy khoản tiền khỏi công ty nếu bạn còn lại một khoản sau khi đã trả tiền mua hàng và trả lương, tái đầu tư vào dụng cụ mới…

        Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận, doanh thu trừ chi phí - giá trị nội tại.

        2. Lý thuyết đại ngốc

        Một thừa nhận về lý thuyết chiết khấu dòng tiền là con người có lý trí, tức là không ai mua một doanh nghiệp với giá lớn hơn dòng tiền chiết khấu tương lai của nó. Vì cổ phần đại diện cho quyền sở hữu một công ty, sự thừa nhận này được áp dụng trên thị trường cổ phần. Nhưng tại sao các cổ phần lại tỏ ra bất ổn.

        Thực tế là rất nhiều người không nhìn các cổ phần như là dòng tiền chiết khấu mà như là phương tiện giao dịch.

        Ai quan tâm đến dòng tiền chiết khấu là gì nếu bạn có thể bán cổ phần cho một ai đó với giá lớn hơn cái giá mà bạn đã mua? Những người hoài nghi điều này đã gán cho nó cái mác là lý thuyết đại ngốc, vì lợi nhuận từ giao dịch không xác định giá trị của công ty, nhưng về đầu cơ liệu bạn có thể bán cho một nhà đầu tư khác được hay không (kẻ ngốc).

        Nói cách khác, một người giao dịch sẽ nói rằng các nhà đầu tư chỉ dựa trên các yếu tố cơ bản đang bỏ mặc chúng trên sự may mắn của thị trường thay vì quan sát xu hướng và khuynh hướng của nó.

        Sự tranh cãi này đã cho thấy sự khác biệt chung giữa những nhà đầu tư dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Một người theo phân tích kỹ thuật sẽ không đi theo giá trị mà quan tâm tới xu hướng của thị trường được biểu thị trên các biểu đồ.  

        Vậy cái nào tốt hơn: phân tích cơ bản ha y phân tích kỹ thuật? Câu trả lời là không cái nào cả. Như chúng tôi đã đề cập ở phân mở đầu, mỗi chiến lược có ưu điểm riêng của nó. Nói chung, phân tích cơ bản được xem là chiến lược dài hạn, trong khi phân tích kỹ thuật được sử dụng như một chiến lược ngắn hạn.

        3. Ứng dụng lý thuyết vào thực tế

        Ý tưởng chiết khấu dòng tiền có vẻ ổn trong lý thuyết, nhưng ứng dụng nó vào thực tế cuộc sống khó. Một trong những thách thức dễ thấy là xác định chúng ta nên dự đoán dòng tiền trong tương lai trong khoảng thời gian bao lâu.

        Thật khó để dự đoán lợi nhuận năm sau, vì thế chúng ta làm thế nào đệ dữ đoán cho khoảng thời gian trong 10 năm tới? Liệu công ty có bị phá sản? Liệu công ty có tồn tại trong hàng trăm năm?

        Tất cả những điều không chắc chắn và những khả năng này giải thích tại sao có nhiều mô hình được áp dụng cho dòng tiền chiết khấu, nhưng không cái nào hoàn toàn thoát khỏi những biến cố không chắc chắn trong tương lai.

        Chúng ta cùng nhìn vào ví dụ một mô hình đánh giá giá trị của một công ty. Vì đây là một ví dụ được khái quát hóa, nên đừng lo nếu các thông tin chi tiết không rõ ràng. Mục đích là thể hiện sự kết nối giữa lý thuyếtứng dụng. Hãy xem việc đánh giá dựa trên các yêu tố cơ bản trông như thế nào :

        phan tich co ban

        Vấn đề với việc dự báo trong tương lai là chúng ta phải xác định được tốc độ phát triển khác nhau của công ty trong những thời kỳ khác nhau.

        Để giải quyết vấn đề này, mô hình này có 2 phần:

        (1) Xác định tổng dòng tiền chiết khấu trong vòng 5 năm kế tiếp (từ năm 1 đến 5),

        (2) Xác định ‘giá trị phần dư’, mà nó là tổng của các dòng tiền chiết khấu từ năm thứ 6.

        Trong ví dụ cá biệt này, công ty được giả định rằng tăng trưởng 15% một năm trong vòng 5 năm và sau đó là 5%/năm ở các năm kế tiếp (từ năm thứ 6 trở về sau). Đầu tiên chúng ta cộng tất cả dòng tiền được chiết khấu về năm 0 trong vòng 5 năm đầu tiên để xác định giá trị hiện tại (PV).

        Một khi tính được giá trị hiện tại của công ty trong vòng 5 năm đầu tiên, trong bước thứ 2 của mô hình, chúng ta phải xác định giá trị của dòng tiền từ năm thứ 6 và tất cả các năm sau đó, khi tốc độ tăng trưởng của công ty được giả định là 5%.

        Dòng tiền của tất cả các năm này được chiết khấu về năm thứ 5 và cộng với nhau, sau đó chiết khấu về năm 0, và cuối cùng kết hợp với giá trị hiện tại của dòng tiền từ năm 1 đến 5 (mà chúng ta đã tính ở phần 1 của mô hình). Cuối cùng chúng ta có ước lượng giá trị nội tại của công ty.

        Giá trị ước lượng lớn hơn thị giá hiện tại thì cổ phần đó đáng để mua. Dưới đây, chúng ta có 1 vài ghi chú để hoàn tất mô hình:

        1/ Dòng tiền năm trước - Lượng tiền về mặt lý thuyết, hoặc tổng lợi nhuận, mà các cổ đông có được từ công ty vào năm trước.

        2/ Tốc độ tăng trưởng -Tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận mà người sở hữu kỳ vọng đạt được trong vòng 5 năm tiếp.

        3/ Dòng tiền - Lượng tiền về mặt lý thuyết mà cổ đồng có thể có được nếu tất cả lợi nhuận của công ty được phân bổ cho họ.

        4/ Tỷ lệ chiết khấu - Có số được dùng để đưa dòng tiền tương lai về năm 0. Nói một cách khác, tỷ lệ được sử dụng để xác định giá trị hiện tại của dòng tiền (PV).

        5/ Mức chiết khấu hàng năm - Dòng tiền nhân với tỷ lệ chiết khấu.

        6/ Dòng tiền ở năm thứ 5 - Lượng tiền mà công ty có thể phân bổ cho các cổ đông ở năm thứ 5.

        7/ Tốc độ tăng trưởng từ năm thứ 6 - Tốc độ tăng trưởng từ năm thứ 6 trở về sau.

        8/ Dòng tiền trong năm thứ 6 - Lượng tiền trong năm thứ 6 có thể phân bổ cho cổ đông.

        9/ Tốc độ vốn hóa - Tỷ lệ chiết khấu trong công thức để tính tốc độ tăng trưởng

        10/ Giá trị ở cuối năm thứ 5 - Giá trị của công ty trong vòng 5 năm

        11/ Tỷ lệ chiết khấu ở cuối năm thứ 5 - Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để đưa giá trị của công ty trong năm thứ 5 về giá trị hiện tại

        12/ Giá trị hiện tại của giá trị phần dư - Giá trị hiện tại của công ty trong năm thứ 5.

        Cho đến lúc này, chúng ta đã khái quát chung dòng tiền bao gồm những gì, và thật không may, không có một cách dễ dàng nào để tính toán nó.

        Dòng tiền đương nhiên mà các công ty đại chúng phải chia cho cổ đông là cổ thức và mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) đánh giá công ty dựa trên mức cổ tức tương lai. Tuy nhiên, một công ty không sử dụng hết lợi nhuận để chia cổ tức, và rất nhiều công ty làm ra nhiều lợi nhuận không hề chia cổ tức.

        Điều gì xảy ra trong những tình huống này? Các lựa chọn đánh giá khác bao gồm phân tích, thu nhập thực, dòng tiền tự do, EBITDA và một loạt các chỉ số tài chính khác. Có những ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng các thước đo này để ước lượng giá trị thực của công ty.

        Vấn đề là dòng tiền phụ thuộc vào cái gì trong mỗi tình huống. Cho dù mô hình được sử dụng là gì, lý thuyết đằng sau chúng đều giống nhau.

        BQT Sưu tầm
    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        YEG 16,700 0 19
        SHB 2,400 100 10.15
        ACB 2,000 0 24.8
        HPG 0 1,050 26.7
        HSG 0 1,000 18.75
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        BHN Bằng tiền 15% 15/10/2024
        SZC Bằng tiền 10% 26/09/2024
        DPM Bằng tiền 20% 24/09/2024
        PVT Cổ phiếu 100:10 31/05/2024
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
      • Hiện đang có

        22,160: Thành viên
        1,882,875: Lượt truy cập
        8: Đang truy cập