• Tin tức & Sự kiện

      • Khối ngoại và tự doanh mạnh tay “xuống tiền”

        (ĐTCK) Dòng tiền được các NĐT nước ngoài và khối tự doanh của các CTCK liên tiếp đổ vào TTCK trong bối cảnh các chỉ số định giá của thị trường ở mức hấp dẫn và tác động của Thông tư 36 không còn lớn.
        Khối ngoại và tự doanh mua ròng
        Khối NĐT nước ngoài và khối tự doanh của các CTCK đã tăng cường mua vào cổ phiếu trong hai tuần, bắt đầu từ cuối tháng 12/2014; riêng khối ngoại mua ròng gần 1.000 tỷ đồng trong khoảng thời gian này.​
        Bên cạnh đó, các quỹ ETF cũng hoạt động tích cực, mua vào liên tục trong 8 phiên, kể từ phiên giao dịch đầu năm (5/1) và chỉ tạm dừng ở 2 phiên cuối tuần qua.​
        Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, CTCK Sacombank (SBS) cho biết, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong các năm qua đều có sự tăng trưởng, khối NĐT nước ngoài hiện đang nắm giữ khoảng 7,5 tỷ cổ phiếu trên sàn. Dự báo, hoạt động mua ròng của khối ngoại sẽ chiếm ưu thế trong quý I/2015.​
        Hoạt động mua vào của khối ngoại và tự doanh được đánh giá cao, hỗ trợ thị trường phục hồi kể từ đầu năm 2015. Không chỉ nhà đầu tư ngoại, mà khối tự doanh của các CTCK cũng ghi nhận mua ròng trong khoảng thời gian này. Theo thống kê của CTCK Ngân hàng đầu tư (BSC), trong 2 tuần đầu năm 2015, khối tự doanh mua ròng 116 tỷ đồng, tăng cao so với cùng kỳ năm 2014. Khối này tiếp tục đẩy mạnh mua vào ở những phiên giảm điểm và tích lũy.​
        Cũng với góc nhìn lạc quan về dòng tiền, ông Nguyễn Vũ Phong, Phó tổng giám đốc CTCK SeABank cho rằng, hiện nay, chỉ số P/E bình quân của TTCK đang ở mức 13 lần, tương đối thấp so thị trường các nước trong khu vực nên vẫn được khối ngoại quan tâm. Ngoài ra, với hoạt động mua bán, phát hành thêm của các quỹ ETF vào đầu năm theo chu kỳ nên kỳ vọng về hoạt động mua ròng tiếp tục diễn ra.​
        Áp lực Thông tư 36 không còn lớn
        Thị trường đã có khoảng thời gian phản ứng tiêu cực với Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước trước và sau khi Thông tư được ban hành ngày 20/11/2014 (có hiệu lực từ 1/2/2015). Trong thời gian qua, có nhiều ý kiến của các chuyên gia phân tích về tác động của Thông tư 36 đối với thị trường, trong đó có lo ngại về dòng tiền sẽ bị hạn chế.​
        Tuy nhiên, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK MayBankKimEng cho rằng, Thông tư 36 đã phản ánh vào giá cổ phiếu trong thời gian khá dài nên mức độ tác động hiện không còn nhiều. Thậm chí, thị trường cảm nhận Thông tư 36 sẽ không được hoãn, nhưng không còn phản ứng tiêu cực như trước, thể hiện ở nhiều phiên thị trường tăng điểm.​
        Theo ông Khánh, sau ngày 1/2/2015, Thông tư 36 sẽ tác động tích cực đến TTCK khi dòng vốn vào thị trường sẽ chất lượng hơn nhờ sự sàng lọc từ thông tư này. Hệ thống ngân hàng cung cấp vốn cho nền kinh tế lẫn TTCK hoạt động an toàn hơn sẽ hỗ trợ cho TTCK nói chung và nhóm cổ phiếu ngân hàng nói riêng tăng trưởng bền vững. Dòng tiền giao dịch ký quỹ (margin) trong thời gian tới có thể bị siết chặt hơn ở các CTCK, nhưng sẽ giúp hạn chế dòng tiền đầu cơ quá “nóng” vào thị trường.​
        Sau hai cú sốc giảm mạnh của thị trường trong năm 2014, bản thân CTCK và nhà đầu tư đã có thêm nhiều kinh nghiệm và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng margin, giúp dòng tiền được thanh lọc và phát triển lành mạnh hơn.​
        Trên thực tế, sau khi Thông tư 36 được ban hành, dù chưa có hiệu lực, nhưng thị trường đã nhanh chóng có sự chuẩn bị để hạn chế tác động từ các quy định: tín dụng cho vay đầu tư cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (giảm từ mức 20% vốn điều lệ cho vay đầu tư chứng khoán trước đó); tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán khi đáp ứng được đầy đủ các tỷ lệ an toàn hoạt động và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.​
        Ông Dương Văn Chung, Giám đốc Môi giới, CTCK MB (MBS) cho biết, mặt bằng dư nợ margin tại các CTCK hiện nay đều đã giảm 25 - 30% so với thời điểm trước khi có Thông tư 36 và hiện các CTCK đang duy trì tỷ lệ khá an toàn. Chính vì vậy, áp lực đối với thị trường trong tháng 2 tới về dư nợ margin do áp dụng Thông tư 36 sẽ không lớn. Nhiều CTCK đã có phương án về vốn để cung cấp margin cho khách hàng sau khi Thông tư 36 có hiệu lực như tăng vốn, phát hành trái phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi.​
        “Tại MBS, Công ty cũng đã có phương án nguồn vốn khả thi cho việc tăng trưởng dư nợ margin gấp đôi so với năm 2014”, ông Chung nói.​
    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        VOS 3,000 2,000 12.2
        MBB 510 700 25.5
        ACB 10 1,100 28.35
        VRC 0 1,000 12.95
        SGP 0 1,000 20.4
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
        LAF Bằng tiền 15% 12/04/2024
        PNJ Bằng tiền 6% 12/04/2024
        DSN Bằng tiền 16% 03/04/2024
        BTP Bằng tiền 26.47% 29/03/2024
      • Hiện đang có

        20,921: Thành viên
        1,780,120: Lượt truy cập
        3: Đang truy cập