• Tin tức & Sự kiện

      • Đầu tư chứng khoán: "Nước ròng" cuối năm của khối ngoại

        Từ đầu năm cho đến tháng 2/2016, các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đã bán ròng tới 1,6 ngàn tỷ đồng. Nếu tiếp tục bán ròng đến khoảng cuối tháng 6, con số này sẽ tăng tới 2 - 3 ngàn tỷ đồng.

        Theo ông Yun Hang Jin, Giám đốc Phân tích khối thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities (KIS - Hàn Quốc), thời gian qua, khối ngoại bán ròng khiến nhiều NĐT lo ngại. Trong đó, có hai yếu tố khiến NĐT bán ròng:

        1/ Thị trường chứng khoán biến động nên NĐT bán ra để chốt lời.

        2/ Cuối tháng 12/2015, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất nhưng sau đó lại tỏ thái độ thận trọng với những lần tăng tiếp theo.

        Đồng thời, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong năm nay, Mỹ có thể tăng lãi suất cơ bản vào tháng 6 và tháng 12, khiến NĐT lo ngại nên rút vốn để tránh rủi ro.

        Bên cạnh đó, tỷ giá của đồng Nhân dân tệ mất giá cũng ảnh hưởng đến tiền đồng và thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại HoSE, thống kê cho thấy NĐT đã bán ròng tổng cộng 4,2 ngàn tỷ đồng kể từ tháng 8/2015. Lực bán ròng này có thể kéo dài đến hết 2 quý đầu năm, nhưng ông Jin dự báo, xu hướng bán ròng sẽ chấm dứt vào tháng 6/2016.

        Theo đó, NĐT nước ngoài sẽ trở lại mua ròng vào nửa cuối năm 2016 do kinh tế thế giới bớt căng thẳng, tâm lý né tránh rủi ro dịu xuống, đặc biệt thời điểm này kỳ vọng nhiều chính sách trong nước thay đổi sau bầu cử đại biểu quốc hội sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

        Kinh nghiệm ở những thị trường mới nổi là thường sau các cuộc bầu cử chính trị sẽ tác động tích cực lên thị trường chứng khoán vì có những cải cách tích cực về nền kinh tế trong dài hạn Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ 12, nhiều chính sách thay đổi và là điểm nhấn quan trọng, giúp tốc độ rót vốn của NĐT nước ngoài vào thị trường Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn so với các thị trường mới nổi khác.

        Sau khi các NĐT nước ngoài chuyển sang mua ròng, các chuyên gia nhận định quy mô dòng vốn chảy vào thị trường trong nước sẽ tăng nhẹ, tốc độ rót vốn vào thị trường Việt Nam sẽ nhanh hơn so với các thị trường mới nổi khác. Minh chứng cho việc mua ròng trở lại của khối ngoại được thể hiện khá rõ nét ở những phiên giao dịch gần đây.

        Theo Công ty Chứng khoán KimEng, khối ngoại đã có sự "đảo chiều" rõ nét trong giao dịch ở ít nhất hai tuần vừa qua (chuyển từ bán ròng sang mua ròng) và là chỉ dấu quan trọng khiến khối ngoại tin tưởng vào triển vọng tiếp tục lạc quan của thị trường. Nếu vùng giá 580 được chinh phục thành công, VN-Index sẽ hướng về mục tiêu mới, khu vực 610 điểm.

        Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán SSI, xu hướng tiếp tục tăng trong trung hạn và thị trường có thể điều chỉnh 1 - 2 tuần giữa tháng 3 về 555 - 560 điểm do áp lực chốt lời sau giai đoạn tăng mạnh ở tháng 2.

        Nửa cuối tháng 3, thị trường kỳ vọng quay trở lại nhờ thông tin hỗ trợ: 1) FED chưa tăng lãi suất, 2) kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp công bố trong kỳ họp đại hội cổ đông. Dự đoán chỉ số quanh 575 - 580 điểm.

        Đón đầu trước sự trở lại của khối ngoại, giới phân tích khuyên NĐT nên chuẩn bị cho việc tham gia thị trường. Trong đó, một số ngành đang thể hiện điểm sáng gồm viễn thông, điện tử, xây dựng, xăng dầu. Trong đó, mảng viễn thông được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng 20-30%.

        Với lượng thuê bao và phí dịch vụ tăng, đồng thời tập trung vào xuất khẩu phần mềm, đặc biệt là thị trường Nhật, có thể giúp doanh thu mảng phần mềm của FPT tăng trên 40% trong thời gian tới và là động lực tăng trưởng thứ hai của tập đoàn này.

        Tương tự, Công ty CP Hạ tầng viễn thông CMG cũng được chuyên gia KIS khuyến nghị mua khi dự phóng doanh thu hợp nhất năm 2016-2017 tăng trưởng 11 - 13%, trong đó ước tính LNST của công ty mẹ sẽ tăng 20-30% trong giai đoạn 2016 - 2017 do mảng viễn thông được kỳ vọng tăng trưởng 20 - 30%, đóng góp 40% vào doanh thu và 50% vào LNTT của Công ty.

        Một điểm nhấn đầu tư cũng được khuyến nghị mua là cổ phiếu của Công ty CP Thế Giới Di Động (MWG) do thị trường smartphone của Việt Nam vẫn tăng mạnh.

        Với khoảng 30 - 40% thị phần, MWG là công ty dẫn đầu mảng bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam. Năm 2016, MWG dự kiến tăng số cửa hàng lên 850 trên các tỉnh - thành.

        Đặc biệt, chuỗi cửa hàng Bachhoaxanh, bán lẻ lương thực thực phẩm có thể là động lực tăng trưởng trong năm 2017. Các lĩnh vực khác như xây dựng, bất động sản, gas cũng được dự báo tang trưởng mạnh trong giai đoạn 2016 - 2017.

        Mã triển vọng được khuyến nghị lúc này mua gồm Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam - PAC, Công ty CP Đầu tư Nam Long (NLG), Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC), Công ty CP Container VN (VSC)...

    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        SHB 8,530 0 10.85
        HPG 2,980 3,600 26.2
        MBB 2,000 2,900 25.1
        HAN 3,500 0 11
        BVS 2,850 400 43
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        BHN Bằng tiền 15% 15/10/2024
        SZC Bằng tiền 10% 26/09/2024
        DPM Bằng tiền 20% 24/09/2024
        PVT Cổ phiếu 100:10 31/05/2024
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
      • Hiện đang có

        21,974: Thành viên
        1,848,746: Lượt truy cập
        4: Đang truy cập