• Tin tức & Sự kiện

      • “Bom tấn” Việt Tiến cháy hàng ngày chào sàn

        Ngay khi mở cửa, cổ phiếu này đã được tranh mua tại mức giá trần và không có dư bán. Giá giao dịch trước đây trên OTC của VGG ổn định ở mức 30.000 - 35.000 đồng/CP.

        Ngày hôm nay (10/03/2016), cổ phiếu VGG của CTCP May Việt Tiến giao dịch ngày đầu tiên trên sàn Upcom và trở thành công ty dệt may lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt nam. Ngay khi mở cửa, cổ phiếu này đã được tranh mua tại mức giá trần và không có dư bán. Giá giao dịch trước đây trên OTC của VGG ổn định ở mức 30.000 - 35.000 đồng/CP.

        May Việt Tiến được đánh giá là một trong những doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam, hoạt động chủ yếu là sản xuất kinh doanh hàng may mặc và gia công các loại quần áo may sẵn. Báo cáo của CTCK MBS nhận xét, VGG có lợi thế được hỗ trợ nguồn cung nguyên vật liệu từ Vinatex cùng với chiến lược đầu tư lên “thượng nguồn”, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành dệt may trong những năm tới.

        Tại thị trường nội địa, sản phẩm của May Việt Tiến đáp ứng đủ cả 3 phân khúc từ cao cấp (San Sciaro, Manhattan...) - Trung cấp (Việt Tiến, ViettienSlimfit...) đến bình dân (Vietlong, Smart Casual...).

        Năm 2015, VGG đạt 6.335 tỷ đồng doanh thu thuần và khoảng 242 tỷ đồng LNST, tăng tương ứng 17,9% và 7% so với năm 2014. Các chi phí bán hàng và QLDN được kiểm soát khá tốt. Đáng lưu ý là trong 2015, thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh (tăng 87% yoy) đạt 114 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính chỉ tăng 37%.

        Theo MBS, biến động tỷ giá không tác động quá lớn đến hoạt động của Công ty do giá trị vay nợ của VGG là không đáng kể so với quy mô hoạt động. Hợp nhất 2015, VGG đạt 6.408 tỷ đồng DTT và 311 tỷ đồng LNST, tăng tương đối so với con số 5.482 tỷ đồng và 296 tỷ đồng của năm 2014.

        EPS 2015 đạt 9.218 đồng (sau khi trừ các khoản trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định TT200), tăng 5% so với năm trước.

        Tuy nhiên, việc VGG thực hiện tiến hành chuyển đổi 1,4 triệu trái phiếu trong tháng 2/2016 theo tỷ lệ 1:10, nâng tổng số cổ phần sau chuyển đổi lên 42 triệu khiến EPS trước khi niêm yết giảm xuống còn 6.145 đồng/CP.

        Kế hoạch năm 2016 của VGG đặt ra khá thận trọng với doanh thu dự kiến tăng 5% so với cùng kỳ nhưng LNST giảm -14,89%. Kế hoạch này được đặt ra khi năm 2016 và 2017, quy định về tính lương bảo hiểm trong chi phí nhân công sẽ tác động mạnh đến hoạt động của VGG do đặc thù thâm dụng lao động của ngành dệt may (Chi phí nhân công chiếm khoảng 26% tổng chi phí VGG).

        “Chúng tôi đánh giá kế hoạch này đã tính đến chi phí lương bảo hiểm đã phát sinh tăng, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng duy trì tốt của VGG trong những năm gần đây, cùng với việc Việt Nam gia nhập TPP khả năng kết quả kinh doanh của VGG có thể sẽ tốt hơn mức kế hoạch thận trọng của công ty.” – MBS đánh giá.

        Trong khi đó, CTCK VCBS cho rằng do trong năm 2016, VGG sẽ không còn khoản nợ trái phiếu 140 tỷ đồng nên chi phí lãi vay tiết kiệm được sẽ bù đắp được chi phí đội thêm trả bảo hiểm xã hội.

        Về cơ cấu cổ đông hiện tại, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 47,88%, thứ hai là hai cổ đông ngoại là Tung Shing Sewing Machine (Hong Kong, nắm 9,94%) và South Island Garment SDN.BHD nắm giữ 14,16%
    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        SHB 8,530 0 10.85
        HPG 2,980 3,600 26.2
        MBB 2,000 2,900 25.1
        HAN 3,500 0 11
        BVS 2,850 400 43
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        BHN Bằng tiền 15% 15/10/2024
        SZC Bằng tiền 10% 26/09/2024
        DPM Bằng tiền 20% 24/09/2024
        PVT Cổ phiếu 100:10 31/05/2024
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
      • Hiện đang có

        21,974: Thành viên
        1,848,675: Lượt truy cập
        7: Đang truy cập