• KIẾN THỨC ĐẦU TƯ

      • Bài 16: Đánh giá cổ phiếu dựa vào ban lãnh đạo DN

        Yếu tố các ban lãnh đạo doanh nghiệp được xem là một trong những yếu tố rất đáng quan tâm khi xem xét đầu tư vào một cổ phiếu nào đó.

        Rõ ràng là nhà đầu tư không thể luôn luôn chắc chắn và quyết định đầu tư chỉ dựa vào các báo cáo tài chính. Thế nhưng vấn đề định giá ban lãnh đạo doanh nghiệp thật sự là một việc làm rất khó.

        Bởi có thể nói rằng yếu tố con người nhất là các vị trí quản trị cấp cao được xem là tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp.

        Như chúng ta đã biết, vấn đề định giá tài sản vô hình luôn luôn là một việc không hề đơn giản. Không có một công thức chung nào cho việc định giá ban lãnh đạo, nhưng có một số yếu tố mà chúng ta nên chú ý khi xem xét một doanh nghiệp :

        Công việc của ban lãnh đạo

        Một ban lãnh đạo tài năng được xem như là xương sống của bất kỳ một doanh nghiệp thành công nào. Lãnh đạo có tài sẽ đưa doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu được xã hội ghi nhận.

        Nói như thế không có nghĩa là vai trò của các nhân viên bình thường khác không quan trọng. Nhưng vai trò của ban lãnh đạo trong doanh nghiệp thật sự là hết sức quan trọng, bởi họ luôn là người đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, thành công hay thất bại của một doanh nghiệp cũng bắt đầu xuất phát từ những quyết định như vậy.

        Chúng ta có thể nghĩ về ban lãnh đạo doanh nghiệp giống như thuyền trưởng của một con tàu vậy. Mặc dù không trực tiếp lái tàu, nhưng thuyền trưởng biết cách nhìn nhiều yếu tố, biết cách hướng dẫn các thuỷ thủ để có được một chuyến đi an toàn.

        Lý thuyết mà nói, nhiệm vụ của ban lãnh đạo trong một doanh nghiệp cổ phần, chính là việc tạo ra giá trị cho các cổ đông, làm sao để dưới sự điều hành của mình, doanh nghiệp có thể tạo ra được càng nhiều giá trị kinh tế cho các cổ đông càng tốt.

        Dĩ nhiên là không phải lúc nào ban lãnh đạo cũng hành động vì lợi ích của cổ đông. Ban lãnh đạo, họ cũng là những con người, cũng giống như những con người khác, luôn luôn tìm kiếm lợi ích cho bản thân.

        Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng khi ban lãnh đạo thực hiện những quyết định chiến lược mà động lực vì lợi ích cá nhân, nói khác đi, lợi ích cá nhân ban lãnh đạo và lợi ích của các cổ đông không đồng nhất. Đây là vấn đề rất dễ xảy ra, lý thuyết tài chính đã gọi nó là “lý thuyết đại diện”(agency theory).

        Lý thuyết này nói rằng mâu thuẫn lợi ích sẽ xảy ra trừ khi quyền lợi của các nhà quản trị được cột chặt theo một tỷ lệ nào đó với những giá trị tăng thêm mà họ tạo ra cho các cổ đông.

        Yếu tố quản trị không phải luôn luôn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

        Một số nhà đầu tư tranh luận rằng các yếu tố mang tính định tính như thế thì cũng không có ý nghĩa nhiều, bởi vì giá trị thật sự của ban lãnh đạo sẽ bị ảnh hưởng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh và đặc biệt là giá cổ phiếu. Vâng! quả là đôi khi đúng như thế thật, nhưng chỉ là trong dài hạn.

        Nhưng trong ngắn hạn, một sự thể hiện cho thấy hoạt động của doanh nghiệp rất tốt không đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng doanh nghiệp ấy đang có một ban lãnh đạo tốt.

        Hãy nhìn lại các doanh nghiệp trong khủng hoảng dotcom! Có một thời gian, mọi người, mọi nhà đều nói về các doanh nghiệp dotcom mới thành lập đang thay đổi dần các nguyên tắc kinh doanh thông thường. Giá cổ phiếu tăng cao như một sự khẳng định hướng đi thành công.

        Thế nhưng,trong ngắn hạn thị trường luôn cư xử một cách lạ lùng . Hãy nhìn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối năm 2006 cho đến những tháng đầu năm 2007, chúng ta dễ thấy, ngay cả với những doanh nghiệp làm ăn không thật sự hiệu quả nhưng giá cổ phiếu vẫn cứ tăng vùn vụt.

        Do vậy, một mình giá cổ phiếu cao không bao giờ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp ấy đang sở hữu một ban quản trị tài năng.

        Khoảng thời gian gắn bó với doanh nghiệp

        Một trong những tín hiệu xem xét ban lãnh đạo tốt chính là khoảng thời gian mà CEO và các nhân sự cấp cao khác phục vụ cho doanh nghiệp. Ví dụ như CEO trước của General Electric, Jack Welch, ông đã gắn bó với công ty gần 20 năm trước khi ông về hưu.

        Rất nhiều người đã xem ông như là một trong những nhà quản trị tài năng nhất của thời đại.

        Warren Buffet, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới hiện nay, người được xem là ông hoàng chứng khoán của thế giới, cũng đã rất xem trọng yếu tố thời gian gắn bó của lãnh đạo doanh nghiệp với doanh nghiệp.

        Ông luôn tìm kiếm các công ty có ban lãnh đạo ổn định, tài năng, phục vụ doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian dài.

        Chiến lược và các mục tiêu

        Khi bạn muốn tìm hiểu về một doanh nghiệp nào đó, hãy đặt câu hỏi: Các mục tiêu mà ban quản trị thiết lập cho doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp có xây dựng các giá trị cốt lõi cho mình hay không? Nếu có hãy xem xét thật kỹ những gì họ đề ra với những gì họ thực hiện. Họ có đang thật sự hành động vì các mục tiêu ấy hay không?

        Mua cổ phiếu nội bộ và kế hoạch mua lại cổ phần của doanh nghiệp

        Không một nhà đầu tư bình thường nào có thể hiểu rõ về doanh nghiệp hơn chính các nhà quản trị của doanh nghiệp đó, do vậy khi các thành viên quản trị cấp cao của doanh nghiệp mua cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình được xem là một tín hiệu tốt.

        Bởi vì cũng như hành vi của những nhà đầu tư khác, chắc chắn là khi nhìn thấy có thể kiếm lợi được thì họ mới mua cổ phiếu vào.

        Thế nhưng vấn đề là chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến khoảng thời gian mà các nhà quản trị nắm giữ cổ phiếu của mình.

        Họ mua cổ phiếu của chính mình vào nhằm mục đích gì? Mua vào rồi bán ra nhanh chóng nhằm kiếm chênh lệch hay là muốn đầu tư cho dài hạn?

        Ví dụ điển hình nhất chính là Bill Gates: mặc dù ông cũng bán đi một ít để đa dạng hoá đầu tư, tuy nhiên phần lớn gia tài của ông được nằm dưới dạng cổ phiếu của Microsoft.

        Hình thức doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phần trên thị trường chứng khoán cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm khi đánh giá về ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Mua lại cổ phần cũng là một hình thức phân bổ nguồn vốn.

        Việc mua lại cổ phần sẽ làm gia tăng giá trị cho các cổ đông nếu như công ty thật sự đang bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực. Nói chung, hành động này chứng tỏ, các nhà quản trị đang thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông.

        Mức lương thưởng và thù lao cho ban lãnh đạo

        Thông thường ở các vị trí quản trị cấp cao ở các doanh nghiệp Việt Nam, thì mức lương của họ thông thường không ít hơn 8 chữ số mỗi tháng (tính theo VND), còn mức thù lao cho các nhân sự cấp cao là một mức lên tới 6-7 con số ( tính theo USD) mỗi năm.

        Và mức thù lao ấy còn gia tăng theo thời gian cùng với những gía trị mà họ tạo ra đựoc cho các cổ đông.

        Tuy nhiên cũng thật khó mà nhận định được mức thù lao đối với các nhân sự cấp cao như thế nào là cao? Bởi vì tuỳ theo đặc điểm của từng ngành mà mức thù lao có khác nhau.

        Thí dụ, các CEO trong ngành ngân hàng, giống như Citibank’s Sandy Weil, nhận được hơn 20 triệu USD mỗi năm, trong khi đó CEO của Krispy Doughnuts, Scott Livengood, hiếm khi nào nhận được mức 1 triệu USD/ năm.

        Nói chung, cách đơn giản nhất để bạn so sánh chính là lấy mức thù lao trả cho nhân sự cấp cao trong cùng ngành để biết ban lãnh đạo trong doanh nghiệp mà bạn đang quan tâm đang được trả thù lao cao hay thấp? Dĩ nhiên, thù lao xứng đáng với những gì họ đã cống hiến cho doanh nghiệp.

        Tuy vậy, bạn cũng phải hết sức chú ý xem các CEO có đang theo đuổi mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp hay không? Nếu CEO luôn nhận được mức lương hàng triệu đô la mỗi năm trong khi doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản thì liệu có nên đặt dấu hỏi với CEO ấy?

        Khi nói về lương thưởng và thù lao, thì không thể không nhắc tới quyền mua cổ phần dành cho nhân viên của doanh nghiệp.

        Mấy năm trước đây, nhiều người đồng tình rằng quyền ưu tiên sở hữu cổ phần của công ty đối với các nhân sự cấp cao được xem giải pháp tốt để tránh tình trạng xảy ra vấn đề đại diện (agency problem), chắc chắn rằng các nhà quản trị sẽ luôn hành động vì mục tiêu tối đa hoá giá trị cho các cổ đông.

        Về mặt lý thuyết thì nghe có vẻ rất có lý, thế nhưng thực tế thì không hoàn toàn màu hồng như thế.

        Đúng là quyền ưu tiên khi mua cổ phần của doanh nghiệp sẽ cột chặt quyền lợi và trách nhiệm của các nhà quản trị, song điều này cũng không có gì là đảm bảo họ sẽ hành động vì những mục tiêu lâu dài cho các nhà đầu tư.

        Rất nhiều nhà quản trị đã thực hiện một số chiến lược ngắn hạn (làm thiệt hại cho doanh nghiệp trong dài hạn) nhằm đẩy giá cổ phiếu lên để họ có thể bán quyền chọn mua cổ phần đi, và như thế là đã kiếm được một khoản tiền tương đối cho bản thân.

        Thay lời kết

        Thật sự thì vấn đề định giá ban lãnh đạo doanh nghiệp là một vấn đề rất khó. Cũng chẳng có một quy tắc chung nào, thế nhưng hi vọng với những gì bài viết trình bày, có thể giúp chúng ta có những cái nhìn đầy đủ hơn khi đánh giá một bộ máy lãnh đạo của một doanh nghiệp nào đó.

        Hãy luôn luôn quan tâm đến các báo cáo tài chính qua các quý, qua các năm.

        Tuy các báo cáo tài chính không nói hết cho bạn nghe toàn bộ câu chuyện nhưng chúng cũng có những đánh giá nhất định. Đặc biệt là hãy quan tâm đến ai là người lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp ấy.

         Biên Tập CLB

    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        YEG 16,700 0 19
        SHB 2,400 100 10.15
        ACB 2,000 0 24.8
        HPG 0 1,050 26.7
        HSG 0 1,000 18.75
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        BHN Bằng tiền 15% 15/10/2024
        SZC Bằng tiền 10% 26/09/2024
        DPM Bằng tiền 20% 24/09/2024
        PVT Cổ phiếu 100:10 31/05/2024
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
      • Hiện đang có

        22,160: Thành viên
        1,882,863: Lượt truy cập
        7: Đang truy cập