• KIẾN THỨC ĐẦU TƯ

      • Bài 12: Tìm hiểu về quỹ mang tên

        Hedge fund là loại quỹ đầu cơ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt. “Hedge Fund” không nhằm ám chỉ tới một loại pháp nhân riêng biệt của thị trường vốn, chỉ là cách người ta gọi nhằm phân biệt các quỹ ít bị quản chế 

        Thường các quỹ loại này chỉ giao dịch với một số lượng hạn chế  các nhà đầu tư vào quỹ, vì thế thường mỗi nhà đầu tư phải bỏ ra những khoản tiền đầu tư rất lớn đóng theo phương thức “gọi vốn không đại chúng ” (private placement).

        Ngược với các quỹ Hedge Fund là các quỹ có tính đại chúng cao, phần đông dân cư đều có thể tham gia đầu tư và thường được xếp vào nhóm các Quỹ hỗ tương (Mutual Funds).

        1. Giới thiệu

        Mặc dù, các quỹ đầu cơ không được sự ưu ái của giới truyền thông, có rất nhiều quỹ thực tế hoạt động đầu tư rất tốt và có thể là một phần không thể thiếu của một danh mục đa dạng hóa tốt.

        Nhưng chính xác quỹ đầu cơ (hedge fund) là gì, và những gì mà nhà đầu tư cần biết trước khi đầu tư vào quỹ đầu cơ? Trong những phần tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu cơ bản về đặc điểm và chiến lược đầu tư của quỹ đầu cơ cũng như hướng dẫn một cách đơn giản về định giá một quỹ đầu cơ.


        Quỹ đầu cơ có thể là làm những khoản đầu tư rất rủi ro và rất nhiều nhà đầu tư được đốt cháy bằng việc các quỹ lớn thổi phồng lên giá trị.

        Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư theo tâm lý bầy đàn đuổi theo lợi nhuận, và đổ càng nhiều tiền vào những quỹ có hiệu quả sinh lợi cao mà không cần biết hiệu quả đó có ổn định không và quan trọng hơn làthành tựu đó có được lặp lại trong tương lai không.


        Trong bài viết này, tôi không mong muốn tạo ra một chuyên gia phân tích quỹ đầu cơ cho bạn, nhưng nếu bạn là một quỹ đầu cơ mới hoặc bạn hoặc nhà tư vấn của bạn đang cân nhắc về việc đầu tư vào quỹ đầu cơ,

        Bài viết này sẽ đưa cho bạn một vài hiểu biết cơ bản về cầutrúc của quỹ đầu cơ như thế nào, chiến lược vàđặc điểm của họ, cũng như làm thế nào để sử dụng  họ cho danh mục đầu tư của bạn.

        2. Cấu trúc

        Về cầu trúc, một hedge fund có một vài điểm tương tự  như mutual fund (quỹ tương hỗ).

        Ví dụ, giống như mutual fund, quỹ đầu cơ là một công cụ đầu tư đa dạng, mà làm những khoản đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn và nhiều loại chứng khoán khác.

        Nó cũng được điều hành bởi một người quản lý riêng biệt , giống như là một nhà tư vấn cao cấp điều hành quỹ tương hỗ được phân phối bởi một công ty quỹ tương hỗ lớn.

        Tuy nhiên, đó không có nghĩa là giống nhau tất cả. Những khoản đầu tư chiến lược biến động của quỹ đầu cơ tới những vị thế rộng lớn của chúng trong một vài trường hợp khá phức tạp .

        Tôi sẽ tập trung vào một chiến lược đặc biệt vào phần sau trong bài viết này, do đó bây giờ chúng ta tập trung vào cấu trúc  của hedge fund như thế nào.

        a. Cơ cấu tổ chức

        Cơ cấu quỹ đầu cơ thực sự điển hình là một tổ chức gồm hai tầng.

        Các mô hình hợp tác chung/giới hạn là cấu trúc phổ biến nhất cho quỹ đầu tư hợp tác và cũng được áp dụng cho quỹ đầu cơ.

        Trong cấu trúc này, các đối tác chung nhận trách nhiệm cho hoạt động của quỹ, trong khi giới hạn nhà đầu tư có thể làm những đầu tư vào các đối tác và chỉ chịu trách nhiệm đối với số tiền họ được trả.

        Như một quy tắc, một sự hợp tác toàn diện/giới hạn phải có ít nhất một GP và một LP, nhưng có thể có nhiều loại GP và nhiều loại LP. Có một quy tắc của SEC, tuy nhiên nó thường giới hạn nhà đầu tư tới 99 để mà khỏi phải đăng kí với SEC.

        Thành phần thứ hai của cấu trúc hai tầng là cấu trúc của quan hệ đối tác chung. Những loại cấu trúc dùng cho đối tác chung là công ty trách nhiệm hữu hạn.

        Một LLC (cty TNHH) là tương tự như một công ty tiểu chương S (subchapter S corporation) ở chỗ nó là dòng tiền chảy thông qua các tổ chức thuế và nhà đầu tư được giới hạn trách nhiệm trong khoản tiền họ đầu tư.

        Trách nhiệm của đối tác chung là tạo thị trường và quản lý quỹ, và thực hiện một vài chức năng cần thiết trong hoạt động kinh doanh bình thường, bao gồm thuê người quản lý quỹ (đôi khi là một công ty có liên quan) và quản lý hành chính các hoạt động của quỹ.

        b. Cơ cấu phí

        Quỹ đầu cơ cũng khá khác so với quỹ tương hỗ trong cách họ trả phí như thế nào. Cơ cấu phí của họ là một trong những nguyên nhân tại sao mà những nhà quản lý tiền tài năng quyết định mở quỹ đầu cơ cho chính họ.

        Không chỉ phí được trả bở những nhà đầu tư cao hơn cho nhưng nhà quản lý ở quỹ tương hỗ, họ cũng được thêm những khoản phí mà những nhà quản lý quỹ tương hỗ không có.

        - Phí quản lý

        Phí quản lý cho quỹ đầu cơ là tương tự như phí dịch vụ được trả cho bên quỹ tương hỗ. Sự khác biệt là ở quỹ đầu cơ thì loại phí quản lý là khoản 2% trên số tài sản quản lý và trong một vài trường hợp coàn cao hơn, nếu người quản lý là người được cầu cao và có khả năng quản lý tốt từ trước.

        Một mình phí này đã đang làm cho việc quản lý một quỹ đầu cơ thêm hấp dẫn, nhưng tới loại phí tiếp theo mới tạo thành một động lực tốt cho người quản lý tốt.

        - Phí ưu đãi

        Hấu hết nếu không muốn nói là tất cả các quỹ đầu cơ đều trả phí ưu đãi khoảng 10-20% lợi nhuận của quỹ, và một vài quỹ còn có khi trả tới 50%. Mục đích cho việc chi trả phí ưu đãi là để thưởng cho những người quản lý có hiệu quả tốt, và nếu hiệu quả của quỹ đủ hấp dẫn, nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả phí này.

        Ví dụ, nếu nhà quản lý quỹ tạo ra được 20% lợi nhuận một năm, sau khi trả phí quản lý, nhà quản lý sẽ nhận được 4% khoản lợi nhuận này, và đưa cho nhà đầu tư 16% còn lại.

        Trong nhiều trường hợp, đây vẫn là mức sinh lợi cao mặc dù đã phải trả phí ưu đãi cao, nhưng nó thu hút được những nhà quản lý giỏi tham gia vào thị trường này và nhà đầu tư thường không phải thất vọng vào lợi nhuận của nhiều quỹ này.

        Tuy nhiên, phải có một sự báo trước cho những phí ưu đãi này. Một người quản lý chỉ thu được phí ưu đãi này khi lợi nhuận vượt mức cao của kì trước, được gọi là lợi nhuận vượt trội.

        Điều này có nghĩa là nếu quỹ lỗ cao hơn 5% so với kì trước, người quản lý sẽ không nhận được phí ưu đãi cho đến khi họ kiếm hơn 5% mức lỗ đó. Thêm nữa, một vài người quản lý phải phải vượt qua được tỷ lệ lợi nhuận hạn mức , như là lợi nhuận từ trái phiễu Mỹ, trước khi kiếm được khoản phí ưu đãi.

        Các quỹ đầu cơ thường được gọi với cái tên là cấu trúc “hai và hai mươi” – ở đó người quản lý nhận 25 của giá trị tài sản ròng được quản lý và 20% lợi nhuận, mặc dù được thiết lập chung như vậy nhưng chúng vẫn có thể khác nhau ở các quỹ đầu cơ.

        c. Cấu trúc điều khoản

        Các điều khoản được đưa ra cho các quỹ phòng hộ rất độc đáo mf mỗi quỹ là có sự khác nhau, nhưng chúng thường dựa trên các yếu tố sau:

        - Tham gia và rút vốn

        Quỹ đầu cơ không có tính thanh khoản hằng ngày như những quỹ tương hỗ. Một vài quỹ đầu cơ có thể tham gia và rút vốn theo tháng, trong khi một vài quỹ khác thì chỉ chấp nhận theo quý. Các điều khoản của một quỹ đầu cơ nên được phù hợp với chiến lược cơ bản của người quản lý.

        Để thêm thanh khoản cho những khoản đầu tư cơ bản, thì các điều khoản tham gia/rút vốn nên được thường xuyên hơn. Mỗi quỹ cũng nên quy định một số ngày cụ thể có thể rút ra, giao động từ khoảng 15 đến 180 ngày, điều này nên được cố định với những chiến lược đầu tư cơ bản.

        Yêu cầu về thông bao rút vốn cho phép người quản lý quỹ đầu cơ tăng hiệu quả vốn để trang trải nhu cầu tiền mặt.

        - Thời gian giới hạn

        Một vài quỹ yêu cầu một đến hai năm cam kết “giới hạn” , nhưng thời gian giới hạn phổ biến là khoảng 1 năm. Trong một vài trường hợp, nó có thể có một giới hạn chặt chẽ, ngăn chặn các nhà đầu tư rút tiền trong toàn bộ khoảng thời gian,

        Trong khi trong một vài trường hợp khác, nhà đầu tư có thể rút vốn trước thời gian giới hạn được quy định chỉ cần đóng một khoản phạt. Hình thức thứ hai của thời gian giới hạn là giới hạn mềm và mức phạt có thể giao động từ 2%-10% trong một số trường hợp đặc biệt.

        3. Các chiến lược của quỹ đầu cơ

        Quỹ đầu cơ sử dụng nhiều các chiến lược khác nhau, và mỗi người quản lý quỹ sẽ tranh luận rằng họ là duy nhất và không thể so sánh được với bất kì nhà quản lý nào khác.

        Tuy nhiên, chúng ta có thể nhóm các chiến lược lại thành các mục để hỗ trợ cho các nhà phân tích/nhà đầu tư trong việc xác định kĩ năng  của một nhà quản lý và đánh giá  xem làm như thế nào một chiến lược cụ thể có thể được thực hiện trong một điều kiện vĩ mô nhất định.

        Sau đây là một cách định nghĩa sơ lược và không bao gồm chiến lược của tất cả các quỹ đầu cơ, nhưng nó sẽ cung cấp cho người đọc về các chiến lược phức tạp theo chiều ngang.

        cac loai Hegde fundsEvent driven (3,86%).

        · Global (12,48%). · Global macro (11,4%). · Market neutral (25,43%). · Short sellers (0,86%).
        · US oppotunistics (12,41%). · Long only leveraged (0,97%). · Market timing (1,75%).
        · Equity non – hedge (4,29%). · Foreign exchange (4,29%). · Sector (0,32%).

        Funds of funds (7,58%).
        Không thuộc loại nào trong các chiến lược đầu tư trên (11,98%).

        a. Chiến lược phòng vệ tài sản

        Chiến lược phòng vệ tài sản thường được biết như là mua/bán khống cổ phiếu, và chắc nó có lẽ là một chiến lược dể hiểu nhất, có vài chiến lược liên quan mà không được liệt kê trong danh mục dưới đây.

        - Long/Short

        Người quản lý có ý định dung hòa các rủi ro  trên thị trường thông qua việc nắm giữ cả hai vị thế long và short của nhiều loại chứng khoán. Trong chiến lược này, người quản lý quỹ có thể tham gia mua cổ phiếu mà họ nghĩ nó được định dưới giá, và bán cổ phiếu khi chúng được định giá cao.

        Trong hầu hết các trường hợp, các quỹ sẽ thu được chênh lệch khả quan trên thị trường cổ phiếu – ví dụ, có khoảng 70% giá trị quỹ là đầu tư mua vào cổ phiếu và 30% là đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu.

        Trong ví dụ này chênh lệch ròng ở thị trường cổ phiếu là 40%(70%-30%) và quỹ không dùng một chút đòn bẩy nào cả (tổng chênh lệch gộp là 100%).

        Tuy nhiên, nếu nhà quản lý tăng vị thế mua trong thị trường cổ phiếu tới 80%, trong khi vẫn quy trì 30% vị thế bán, tổng chênh lệch gộp của quỹ là 110% (80%+30%), được biết như là dùng đòn bẩy 10%.

        -  Market Neutral

        Trong chiến lược này, người quản lý áp dụng các nội dung cơ bản được đưa ra trong phần trước, nhưng tìm kiếm một sự tối thiểu hóa chênh lệch lợi suất ở thị trường nước ngoài. Điều này có thể được làm bằng hai cách.

        Nếu có một cự ngang bằng trong khoản đầu tư cho hai vị thế ngắn hạn và dài hạn, thì chênh lệch ròng của quỹ sẽ bằng 0. Ví dụ, nếu 50% đầu tư vào vị thế dài hạn và 50% đầu tư vào vị thế ngắn hạn thì chênh lệch ròng của quỹ bằng 0 và chênh lệch gộp của quỹ bằng 100%.

        Có hai cách để đạt được market neutral và điều đó có nghĩa là chênh lệch beta bằng 0 . Trong trường hợp này, người quản lý quỹ sẽ tìm một khoản đầu tư cho cả hai vị thế ngắn hạn và dài hạn do dó tính toán beta của toàn quỹ sao cho ở mức nhấp nhất có thể.

        Trong chiến lược market neutral, mục đích của người quản lý quỹ là có thể loại bỏ bất kì một biến độngnào của thị trường và chỉ dựa vào khả năng của mình để lựa chọn cổ phiếu.

        Cả hai chiến lược long/short có thể được sử dụng trong một khu vực, ngành hoặc khu vực công nghiệp, hoặc có thể được áp dụng cho các cổ phiếu vốn hóa cụ thể…

        Trong thế giới của các quỹ đầu cơ, ở đó mọi người cố gắng tìm sự khác biệt của họ, bạn sẽ phát hiện ra rằng chiến lược cá nhân có sắc thái độc đáo của nó, nhưng tất cả chúng đều dùng cùng một nền tẳng cơ bản tương tự được miêu ta ở đây.

        - Global Macro

        Người quản lý đầu tư vào các khu vực mà họ cho rằng ở đó có nhiều cơ hội để thu được lợi nhuận. Nói chung, đây là những chiến lược mà có rủi ro/TSSL cao nhất  trong tất cả các chiến lược của quỹ đầu cơ.

        Những quỹ Global Macro đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa, quyền chọn, hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai và các loại công cụ khác. Chúng có xu hướng đặt cược vào một xu hướng tăng giá của tài sản và chúng thường được dùng đòn bẩy cao.

        Hầu hết các quỹ này có một chiến lược đa dạng hóa toàn cầu, bởi vì với chiến lược đa dạng hóa các khoản đầu tư và quy mô thị trường có thể giúp họ phát triển được khá nhanh trước khi bị thách thức bởi vấn đề về năng lực.

        Nhiều quỹ đầu cơ tăng trưởng nóng nhất là Global Macro, bao gồm quỹ Long-Term Capital Management và Amaranth Advisors. Cả hai đều là những quỹ khá lớn và có tỷ lệ đòn bẩy cao.

        - Relative value arbitrage 

        Người quản lý hướng tới việc tận dụng chênh lệch giá  giữa các công cụ như cổ phiếu, trái phiếu, các hợp đồng lựa chọn (option), hợp đồng tương lai (future). Họ sử dụng các phân tích về khối lượng, về kỹ thuật để phát hiện ra các cơ hội đầu tư.

        Nội dung cơ bản là một người quản lý quỹ đầu cơ được mua một chứng khoán mà kì vọng sắp tới sẽ được đánh giá, trong khi đồng thời bán khống chứng khoán có liên quan mà kì vọng giá giảm (hiểu môn na như kinh doanh chênh lệch kiểu bán khống).

        Chứng khoán liên quan có thể là cổ phiếu và trái phiếu của công ty đặc biệt nào đó; những chứng khoán này ở hai công ty tương tự trong cũng lĩnh vực (ví dụ, HSG và HPG vào tháng 5/2013); hoặc hai loại trái phiếu được phát hành bởi cùng một công ty với ngày đáo hạn và lãi suất coupons khác nhau.

        Trong mỗi trường hơp, có một giá trị tương đương mà dễ dàng được tính toán từ những chứng khoán có liên quan đến nhau nhưng chỉ khác ở một vài đặc điểm của chúng.

        Chúng ta hãy nhìn vào bảng sau làm một ví dụ:

        tim hieu ve quy Hegde fund

        Giả định rằng một công ty có hai loại trái phiếu cơ bản: một trả 8% và cái kia trả 6%. Cả hai đều dựa vào tài sản công ty và cùng ngày đáo hạn. Vì trái phiếu 8% được trả lãi suất cao hơn, nó nên bán với một khoản lợi suất cao hơn trái phiếu 6%.

        Khi trái phiếu 6% được giao dịch với giá là 1000$, thì trái phiếu 8% nên được bán với giá là 1,276.76$, trong điều kiện các yếu tố khác ngang bằng.

        Tuy nhiên, khoản lợi suất cao hơn này thường không được định giá đúng tương ứng, do đó làm một cơ hội cho các quỹ đầu cơ tham gia vào một giao dịch để tận dụng chênh lệch tạm thời. Giả định rằng trái phiếu 8% chỉ được bán với giá là 1,100$ trong khi trái phiếu 6% bán với giá 1,000$.

        Để tận dụng lợi thế của sự khác biệt giá này, một người quản lý quỹ đầu cơ đã mua trái phiếu 8% và bán khống trái phiếu 6% để mà tận dụng sự khác biệt giá tạm thời này.

        Tôi tận dụng được một khoản chênh lệch lớn trong tỷ suất vượt chội này chỉ tại một thời điểm. Trong thực tế, sự chênh lệch từ những khoản đâu tư này là hẹp hơn, điều hành quỹ đầu cơ phải chấp nhận sử dụng mức đòn bẩy cao để mà làm cho mức lợi nhuận đáng kể.

        - Convertible Arbitrage

        Đây cũng là một hình thức của Relative value arbitrage . Trong khi, một vài quỹ đơn giản là đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi, thì cũng có quỹ đầu cơ dùng arbitrage chuyển đổi tạo vị thế  trong cả hai trường hợp chuyển đổi trái phiếu và chuyển đổi cổ phiếu của một công ty cụ thể nào đó.

        Một trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển đổi thành một số cổ phần.

        Giả định rằng một trái phiếu chuyển đổi đang được bán với giá 1000$ và được chuyển đổi thành 20 cổ phiếu của một công ty cổ phần. Điều này ám chỉ giá thị trường của cổ phiếu là 150$.

        Tuy nhiên, trong một giao dịch arbitrage, một người quản lý quỹ đầu cơ sẽ mua trái phiếu chuyển đổi và bán khống cổ phiếu trong trường hợp dự đoán giá trái phiếu tăng, giá cổ phiếu giảm, hoặc cả hai.

        Nhớ rằng có thêm hai biến khác góp phần vào xây dựng giá của một trái phiếu chuyển đổi hơn là giá của cổ phiếu cơ bản.

        Một là, trái phiếu chuyển đổi sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lãi suất, cũng giống như một vài trái phiếu khác.

        Hai là , giá của nó cũng chịu sự tác động của lựa chọn gắn liền để mà chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu, và lựa chọn gắn liền này bị ảnh hưởng bởi những biến động.

        Do đó, mặc dù trái phiếu đang được bán với giá 1000$ và cổ phiếu đang được bán với giá 50$ (Trường hợp này là tương đương), người quản lý quỹ sẽ tham gia vào một giao dịch arbitrage chuyển đổi nếu họ cảm thấy rằng:

        1) các biến động hàm ý trong phần tùy chọn là quá thấp, hoặc

        2) là một sự giảm trong lãi suất sẽ tăng giá của trái phiếu hơn là sự tăng giá của cổ phiếu.

        Mặc dù ngay cả khi họ không chính xác và giá cả tương quan duy chuyển theo chiều hướng trái ngược bởi vì vị thế không chịu tác động của một thông tin cụ thể nào của công ty, ảnh hưởng của sự dịch chuyển là quá nhỏ.

        Sau đó, một người quản lý arbitrage phải tham gia vào một số lượng lớn vị thế để mà cố gắng tạo ra nhiều khoản lời nhỏ cùng với mức độ rủi ro hấp dẫn cho nhà đầu tư. Một lần nữa, như trong những chiến lược khác, nhà quản lý sẽ dùng đòn bẩy để phóng đại lợi nhuận.

        b. Chiến lược đầu tư vào công ty sắp phá sản

        Người quản lý đầu tư vào chứng khoán của các công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu hoặc bên bờ phá sản. Họ hy vọng mua các chứng khoán này với giá thấp và bán lại khi công ty đã được phục hồi. Những quỹ đầu cơ mà đầu tư vào những cổ phiếu của công ty sắp phá sản là rất độc đáo.

        Trong nhiều trường hơp, các quỹ đầu cơ này có thể tham gia cho vay hoặc tham giá tái cấu trúc và cử người của mình vào ban quản trị của công ty để mà giúp phục hồi lại công ty.

        Đó không phải để nói rằng tất cả quỹ đầu cơ đều làm việc này, nhiều trong số họ mua chứng khoán trong kì vọng rằng chứng khoán sẽ tăng giá trị  dựa trên các nguyên tắc cơ bản và chiến lược hiện tại của ban quản trị.

        Trong cả hai trường hợp, chiến lược này bao gồm mua trái phiếu mà đã bị mất đi một lượng đáng kể giá trị  vì sự bất ổn tài chính của công ty hoặc những sự kì vọng của nhà đầu tư rằng công ty đang trong trình trạng thảm khốc.

        Trong trường hợp khác, một công ty có thể thoát khỏi tình trạng phá sản và quỹ đầu cơ sẽ mua được trái phiếu với giá thấp nếu họ đánh giá tình hình công ty sẽ cải thiện  đủ để làm trái phiếu tăng giá. Chiến lược này có thể rất rủi ro  như là việc nhiều công ty không cải thiện được tình hình.

        Ngoài ra còn rất nhiều chiến lược đầu tư khác mà tác giả không trình bày, và dùng biểu đồ để thể hiện sự phổ biến của từng chiến lược được sử dụng.

        Biên Tập CLB

    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        POW 2,000 0 12.15
        SHB 800 0 10.25
        FPT 0 100 150.5
        VGI 0 100 92
        BAF 10 0 28.25
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        BHN Bằng tiền 15% 15/10/2024
        SZC Bằng tiền 10% 26/09/2024
        DPM Bằng tiền 20% 24/09/2024
        PVT Cổ phiếu 100:10 31/05/2024
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
      • Hiện đang có

        22,160: Thành viên
        1,885,711: Lượt truy cập
        2: Đang truy cập