Hỗ trợ và kháng cự - Support & Resistance
Hỗ trợ và kháng cự thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu. Trên thị trường chứng khoán, giá cả phụ thuộc vào sự chênh lệch giữ cung và cầu. Cung tăng lớn cầu biểu hiện một xu hướng giảm, kì vọng giá giảm dẫn đến hành động bán. Cầu tăng hơn cung có nghĩa là thể hiện xu hướng tăng , kì vọng giá tăng dẫn đến hành động mua. Như vậy, khi nhu cầu tăng giá sẽ tăng còn khi cung tăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định.
Mức hỗ trợ là gì?
Hỗ trợ là mức giá mà tại đó nhà đầu tư cho rằng có một lực cầu đủ nhiều để mức giá không giảm mạnh hơn nữa. Khi giá giảm đến mức hỗ trợ hoặc thấp hơn nữa thì người mua sẽ có khuynh hướng mua tiếp và ngược lại người bán sẽ không bán. Trước khi giá giảm tới mức hỗ trợ, hiện tuợng cầu vượt quá cung xuất hiện và hiện tuợng này sẽ ngăn giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ.
Hỗ trợ không phải luôn ở mức ổn định và việc mức support giảmbáo hiệu cung vượt quá cầu. Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Mức support bị phá vỡ và mức support mới thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Thêm vào đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới support hoặc giảm so với mức trước đó. Khi mức support bị phá vỡ, 1 mức support khác thấp hơn sẽ được thiết lập.
Mức hỗ trợ được thiết lập căn cứ vào đâu?
Mức hỗ trợ thường thấp hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường sẽ an toàn nếu giao dịch gần mức hỗ trợ hoặc tại mức hỗ trợ. Kỹ năng phân tích không đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối nên đôi khi rất khó xác định mức hỗ trợ chính xác. Hơn nữa, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tụt xuống dưới mức hỗ trợ một cách đột ngột. Đôi khi không hợp lý khi cho rằng mức hỗ trợ bị phá vỡ nếu giá giảm gần 1/8-1/6 so với mức hỗ trợ trước đó.
Kháng cự là gì?
Kháng cự là mức giá mà tại đó nhà đầu tư cho rằng việc bán ra đủ nhiều để giữ giá không tăng mạnh. Khi giá tăng đến mức kháng cự thì người bán có khuynh hướng tiếp tục bán và người mua thường dừng lại. Trước khi gía chạm tới mức kháng thì cung sẽ vượt quá cầu ,ngăn giá tăng trên mức kháng cự.
Mức kháng cự thường không giữ nguyên và mức mức kháng cự bị phá vỡ dự báo cầu vượt quá cung. Việc mức kháng cự bị phá vỡ cho thấy nhà đầu tư mua nhiều hơn bán. Mức kháng cựu bị phá vỡ và mức kháng cự mới cao hơn cho thấy người mua sẵn sàng mua ngay cả với giá cao. Hơn nữa, người bán sẽ không bán cho đến khi giá tăng trên mức kháng cựu hoặc tăng cao hơn mức trước đó. Khi mức kháng cựu bị phá vỡ thì một mức kháng cự mới cao hơn sẽ được thiết lập.
Mức Kháng cự được thiết lập căn cứ vào đâu?
Mức kháng cự thường cao hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường giao dịch tại mức kháng cự hoặc gần mức này là khá rủi ro. Thêm vào đó, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tăng trên mức kháng cự một cách đột ngột. Đôi khi thật bất hợp lý khi cho rằng mức kháng cự bị phá vỡ nếu giá tăng gần 1/8-1/6 so với mức kháng cự được thiết lập trước đó
Hỗ trợ = Kháng cựu và ngược lại
Mức hỗ trợ có thể chuyển thành mức kháng cựu. Khi giá giảm dưới mức hỗ trợ thì mức hỗ trợ ấy có thể trở thành mức kháng cự. Mức hỗ trợ bị phá vỡ báo hiệu cung vượt qua cầu. Do đó, nếu giá quay trở lại mức này thì cung có thể sẽ tăng.
Ngược lại mức kháng cự cũng có thể sẽ chuyển thành mức hỗ trợ. Khi giá vượt qua mức kháng cự, có thể sẽ xuất hiện sự thay đổi của cung và cầu. Việc mức kháng cự bị phá vỡ chứng tỏ cầu đã vượt quá cung. Nếu giá quay trở lại mức này, có thể cầu sẽ tăng và mức hỗ trợ có thể được xác định.
BQT sưu tầm