• KIẾN THỨC ĐẦU TƯ

      • Bài 3: Hướng dẫn đọc bảng giá trực tuyến tại HOSE

        1. Ý nghĩa các cột trong bảng
        “Mã CK” (Mã chứng khoán): Là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.
        “Trần” (Giá trần): Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá trần là mức giá tăng thêm 7% so với giá tham chiếu.
        “Sàn” (Giá sàn): Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá sàn là mức giá giảm 7% so với giá tham chiếu.
        “TC” (Giá tham chiếu): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó trừ các trường hợp đặc biệt. “Đặt mua”: Là hệ thống cột biểu thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Ý nghĩa cụ thể từng cột như sau:
        • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện thời và khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.
        • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị các lệnh đặt mua ở mức “Giá 2” và “KL 2”. Lệnh đặt mua ở mức “Giá 2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1”.
        • Tương tự như vậy, cột “Giá 3” và “KL 3” là cột mà các lệnh đặt mua ở mức giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 2”.
        “Chào bán”: Là hệ thống cột hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng tương ứng với các mức giá đó. Ý nghĩa cụ thể từng cột như sau:
        • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện thời và khối lượng chào bán tương ứng với mức giá đó. Những lệnh chào bán ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.
        • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị các lệnh chào bán ở mức “Giá 2” và “KL 2”. Các lệnh chào bán ở mức “Giá 2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức “Giá 1”.
        • Tương tự như vậy, cột “Giá 3” và “KL 3” là cột mà các lệnh chào bán ở mức giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức “Giá 2”.
        Lưu ý: Hệ thống cột “Đặt mua”/ “Chào bán” chỉ hiện thị ba mức giá mua/giá bán tốt nhất. Ngoài ba mức giá mua/giá bán trên, thị trường còn có các mức giá mua/giá bán khác nhưng không tốt bằng ba mức giá thể hiện trên màn hình. Khi có lệnh ATO hoặc ATC thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí của cột “Giá 1” và “KL 1” của bên “Đặt mua” hoặc “Chào bán”. Trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục (đợt 2) và sau khi kết thúc ngày giao dịch, cột “Đặt mua” sẽ chuyển thành “Dư mua”, cột “Chào bán” sẽ chuyển thành “Dư bán”. Trong đợt 2, cột “Dư mua”/“Dư bán” biểu thị những lệnh đang chờ khớp. Kết thúc ngày giao dịch, các cột “Dư mua”/“Dư bán” biểu thị những lệnh không được thực hiện trong ngày giao dịch.
        “Khớp lệnh”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá”, “KL” và “+/-”. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột này như sau:
        • Trong đợt khớp lệnh định kì (Đợt 1 và Đợt 3): “KL” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu dự kiến sẽ được khớp trong đợt giao dịch đó. “+/-” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi giá dự kiến so với giá tham chiếu.
        • Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2): “Giá”: Là giá thực hiện của giao dịch gần nhất. “KL” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu được thực hiện của giao dịch gần nhất. “+/-” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của mức giá thực hiện mới nhất so với giá thực hiện của giao dịch liền trước đó.
        • Sau khi kết thúc ngày giao dịch, các cột trên có ý nghĩa như sau: “Giá”: Là giá khớp lệnh của đợt giao dịch xác định giá đóng cửa. “KL” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu đã được thực hiện trong toàn bộ ngày giao dịch.  “+/-”(Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của giá khớp lệnh đợt 3 so với giá tham chiếu.
        Lưu ý: Trên bảng giá trực tuyến, tất cả các cột thể hiện khối lượng sẽ là số lượng tính theo lô (1 lô = 10 cổ phiếu). 
        “Giá mở cửa”: Là mức giá được xác lập sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kì xác định giá mở cửa. “Giá đóng cửa”: là mức giá được xác lập sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kì xác định giá đóng cửa.“Giá cao nhất”: Là giá thực hiện cao nhất trong đợt khớp lệnh liên tục.“Giá thấp nhất”: Là giá thực hiện thấp nhất trong đợt khớp lệnh liên tục.
        1. Chỉ báo về màu sắc
        Một số quy định về màu sắc sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận biết về những thay đổi đang diễn ra trên thị trường. Cụ thể như sau:
        • Màu xanh lá cây: Giá tăng.
        • Màu tím: Giá tăng kịch trần.
        • Màu vàng: Đứng giá.
        • Màu đỏ: Giá giảm.
        • Màu xanh nước biển: Giá giảm kịch sàn.
        •  Cách đặt lệnh hiệu quả
        Dưới đây là một số cách để tăng khả năng lệnh được khớp:
        • Trong đợt khớp lệnh định kỳ (Đợt 1 và đợt 3) Nếu là người bán: Tham khảo cột khớp lệnh, cột này cung cấp các thông tin về giá dự kiến. Để lệnh có thể được khớp, nhà đầu tư nên đặt mức giá bán thấp hơn so với giá dự kiến. Nếu là người mua: Tương tự, dựa vào giá dự kiến khớp trên cột khớp lệnh, nhà đầu tư nên đặt mua với giá cao hơn giá dự kiến. Lưu ý: Trong đợt khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư chỉ nên đặt lệnh ATO (ATC) khi sẵn sàng mua ở mức giá trần (nếu là người mua) hoặc sẵn sàng bán ở mức giá sàn (nếu là người bán) vì khi đặt lệnh ATO (ATC) có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng mua/bán ở mọi mức giá.
        • ​Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2)  Nếu là người bán: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên mua, đây là mức giá tốt nhất có thể bán tính tới thời điểm hiện tại. Khi lệnh đặt với mức “Giá 1” có thể sẽ được thực hiện ngay. Nếu là người mua: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên bán, đây là mức giá tốt nhất có thể mua tính tới thời điểm hiện tại. Nếu khối lượng đặt bán tại “Giá 1” nhỏ hơn nhu cầu đặt mua của nhà đầu tư thì có thể đặt lệnh mua ở mức “Giá 2” hay các mức giá cao hơn. Trong trường hợp này, lệnh mua của bạn vẫn đảm bảo được thực hiện toàn bộ tại mức “Giá 1” rồi mới đến các mức giá khác cao hơn.
        • Nghệ thuật đọc bảng điện tử
        • Bảng điện tử rất dễ thay đổi cảm xúc
        Xem bảng điện tử có thể mang lại cảm xúc nguy hiểm, những người hay ngồi bảng điện tử nhiều thường có nguy cơ ra quyết định cảm tính nhiều vì vậy những người thành công trên thị trường chứng khoán cần có tầm nhìn lớn, kỷ luật rèn luyện và tự tin hơn tất cả mọi người
        • Phân biệt những cổ phiếu dẫn đầu, những cổ phiếu chậm chạp thông qua bảng điện tử
        Khi thị trường đi xuống và bắt đầu hồi phục những người đọc bảng điện tử giỏi họ sẽ phân biệt được và tìm ra những cổ phiếu dẫn đầu tăng điểm và những cổ phiếu chậm chạp hoặc đứng im, khi cổ phiếu bắt đầu tăng ở các nhóm ngành thì họ sẽ tìm ra được những cổ phiếu dẫn đầu tăng điểm trong các nhóm ngành đó.
        Các nhà giao dịch sẽ tìm ra được cổ phiếu mua vào với khối lượng lớn mà trước đây hoàn toàn đứng yên và không giao dịch. Những người đọc bảng điện tử tốt nhất luôn quan tâm tới khối lượng hơn so với giá cả.
        • Khối lượng giao dịch lớn tiêu biểu cho các giao dịch của tổ chức
        Các nhà đầu tư tổ chức thường mua cổ phiếu với khối lượng lớn, những người tạo ra thị trường hay các tổ chức môi giới tạo ra giao dịch kiểu này để quyến rũ những nhà đầu tư khác mua cổ phiếu của họ, từ đó cổ phếu trở lên nổi tiếng, được ưa chuộng họ sẽ bán chúng.
        • Nghiên cứu các ký hiệu cổ phiếu trên bảng điện tử
        Một người đọc bảng điện tử tốt cần học ký hiệu cổ phiếu của hầu hết các cổ phiếu hàng đầu .Tất cả các cổ phiếu đều có một bảng ký hiệu, ví dụ: HAG của Hoàng anh gia lai, BHV của tập đoàn Bảo Việt… Học ký hiệu cổ phiếu rất dễ, với những cổ phiếu niêm yết mới chúng ta cần cập nhật thường xuyên biết đâu trong tương lai đó lại là những cổ phiếu dẫn đầu thì sao.
        • Tìm kiếm sự thay đổi chất lượng quanh cổ phiếu dẫn đầu thị trường
        Sau một giai đoạn phục hồi ngắn hạn hoặc gần đỉnh điểm của thị trường những người đọc bảng điện tử có thể nhận rõ sự thay đổi chất lượng của bảng điện tử.Những cổ phiếu cao nhất không dẫn đầu thị trường nữa thay vào đó cổ phiếu chậm chạp, giá rẻ, chất lượng thấp hơn lại đang tiến lên. Có những dấu hiệu cảnh báo mà hầu hết là không chính xác, một sự thay đổi lớn sẽ xuất hiện trong nhóm này.
        • Nghệ thuật đọc bảng điện tử Phân tích và phản ứng lại với các tin tức trên thị trường
        Bảng điện tử ngày 4/3/2013 tràn ngập một màu đỏ các cổ phiếu dẫn đầu như BVH, MSN, VNM, HAG đã không còn tăng điểm trong một thời gian dài vừa qua nửa mà đang có xu hướnggiảm điều này nói lên rằng thị trường đã lên đến đỉnh điểm của sự tăng giá và đang thoái trào đi xuống.
        • Phụ đề trên bảng điện tử
        Một số biểu hiện của thị trường mà các nhà giao dịch rất dễ nhận ra như nhiều cổ phiếu chậm mở cửa, một số khác lại ngừng giao dịch trong ngày, một lúc nào đó cổ phiếu có thể phục hồi rất nhanh. Một số nhà đầu tư có con mắt cẩn thận sẽ phát hiện ra một loại cổ phiếu “đánh sữa” trên bảng điện tử, nó xảy ra khi một khối lượng giao dịch quá lớn xuất hiện. Khi nhịp thị trường chậm lại, bảng điện tử được coi là “tĩnh” hay “ế”. Người ta nói đừng bán troang một thị trường ế
        • Đừng mua từ những lời mách nước và tin đồn
        Đừng bao giờ mua cổ phiếu dựa trên những lời mach nước, tin đồn . Tuy nhiên tôi cũng nhắc bạn rằng những gì đáng tin và được làm nhiều nhất trên thị trường lại không hiệu quả
        Các dịch vụ tư vấn và các mục trên báo chí thường bắt nguồn từ những tin đồn, chuyện lề đường, mách nước cũng như quan điểm cá nhân hay thong tin nội bộ. Theo tôi những dịch vụ này không hề chuyên nghiệp và đều không thực tế.
        • Nguy cơ của bảng điện tử trong thị trường chuyển động nhanh
        Tất cả các giao dịch chứng khoán đều tràn ngập thông tin trên bảng điện tử, chỉ vài phút sau khi giao dịch xảy ra trên sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên đôi khi khối lượng giao dịch lớn đến nỗi máy điện báo tốc độ cao cũng không thể bắt kịp với tất cả các hoạt động và bảng điện tử rớt lại sau.
        Việc mua hay bán thời điểm này có thể rất nguy hiểm vì một “bảng điện tử chậm” khó có thể biết được giá thực sự trên sàn khi bạn tiến hành lệnh của mình.
        • Cảnh giác các vụ xuyên tạc bảng điện tử quanh thời điểm cuối năm
        Cuối năm là thời điểm nhạy cảm để mua cổ phiếu, vì hang loạt vụ giao dịch sẽ được tiến hành nhằm hoàn thuế, nhiều cổ phiếu thua lỗ chất lượng thấp sẽ đột nhiên tăng mạnh lên, những cổ phiếu dẫn đầu lại nằm bất động hoặc điều chỉnh giảm.
        Vào những ngày này các hoạt động lừa dối, lừa đảo, giả mạo sẽ hoành hành.
        • Diễn giải cách bảng điện tử phản ứng lại với những tin tức
        Những tin tức báo chí dư luận sẽ làm ảnh hưởng ít hay nhiều đến thị trường chứng khoán, thị trường chứng khón có thể tăng hoặc giảm hoặc đứng yên. Nhiều khi thị trường phản ứng quá mạnh hoặc thậm chí chống lại các tin tức có triển vọng hoặc thất vọng.
        Đôi khi thị trường giảm giá đột ngột mà không hề có thông tin hay tin tức gì. Nhiều nhà đầu tư họ rất có kinh nghiệm họ lưu lại tất cả những tin tức, những sự kiện chính trong quá khứ
        Ví dụ: bảng điện tử một mầu đỏ sàn giá các loại chứng khoán giảm sàn đồng loạt đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng khi Bầu kiên bị bắt, cũng như thế tin đồn chủ tịch BIDV bị bắt làm bảng điện tử tràn ngập một màu đỏ, khủng hoảng tên lửa cuba, động đất ở nhật bản, bầu tổng thống ở mỹ, bầu cử ở Việt Nam…
        Sau nhiều lần lập lại, cả tin tốt và tin xấu đều trở thành tin tức cũ. Tin cũ thường có tác dụng ngược trên TTCK hơn so với tin mới đưa ra.
        • Nghệ thuật đọc bảng điện tử Phân tích và phản ứng lại với các tin tức trên thị trường
        Bảng điện tử chứng khoán có rất nhiều mã giảm sâu, giảm sàn khi tin đồn chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt, tin đồn này để nhằm trục lợi của một số tổ chức và cá nhân, các nhà đầu tư nên ghi lại cách thị trường phản ứng lại với những kiểu tin tức như thế này. Ở những quốc gia chuyên chế, độc tài thì những thông tin mà chính phủ đưa ra thường có sự kiểm duyệt hoặc bị bóp méo sự thật, những thông tin đó thường dối trá đưa ra nhằm mục đích đánh lạc hướng quần chúng vì thế ở những quốc gia này thông tin không đáng tin cậy và không có giá trị, nhà đầu tư ở những quốc gia này chịu nhiều rủi ro thiệt hại khi tham gia thị trường. Đối với những người mới gia nhập thị trường có thể có rất nhiều thông tin trái ngược lẫn lộn, họ thường mua cổ phiếu khi thông tin đã phổ biến, thường những thông tin này khi đã được tung ra họ mua vào thì họ sẽ bị gánh hậu quả nặng nề. Vì các tổ chức đã mua cổ phiếu khi chưa có tin tức gì và họ đưa ra để nhằm đánh lạc hướng hay kích thích lòng tham của các nhà đầu tư non kinh nghiệm mua vào để họ xả hàng.
        Tóm lại, những tin tức thông tin trên thị trường chỉ có thể hiệu quả tốt đối với những nhà đầu tư cá nhân và cả với các chuyên gia. Thường những thông tin này đều nhằm phục vụ lợi ích nào đó cho một nhóm người. Người có đủ chuyên môn để bỏ thời gian nhận thức sâu sắc về sắc thái thực của nó để phân biệt được bản chất thực sự của những thông tin.
        Các nhà đầu tư cá nhân hãy trung thực chấp nhận sự việc như bản chất vốn có của nó và đừng coi thị trường chứng khoán là con đường tắt để làm giàu hốt bạc.
        Hãy làm theo nguyên tắc của bạn, đừng để cảm xúc chi phối quyết định của mình.

                                                                                                           (Sưu tầm và biên tập CLB)
         
    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        LAS 6,500 0 19
        SHS 5,500 0 18.7
        VIC 4,800 0 42
        AAA 2,000 2,000 9.72
        MSN 3,000 0 68.1
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        SZC Bằng tiền 10% 26/09/2024
        PVT Cổ phiếu 100:10 31/05/2024
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
        PAT Bằng tiền 10% 29/04/2024
        REE Bằng tiền 10% 26/04/2024
      • Hiện đang có

        21,107: Thành viên
        1,789,139: Lượt truy cập
        3: Đang truy cập