• KIẾN THỨC ĐẦU TƯ

      • Bài 24: 4 chỉ số “bắt mạch” chứng khoán toàn cầu

        Có bốn chỉ số thường bị bỏ qua, nhưng lại rất hữu ích cho các nhà đầu tư trong việc quyết định bỏ tiền vào hay rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán.  

        Các nhà dự báo thường bất đồng với nhau về việc liệu kinh tế thế giới có sa vào một cuộc suy thoái thứ hai hoặc đơn giản chỉ là đang chạm đáy. Nhưng một khi biết rõ rằng điều tồi tệ nhất đã lui về quá khứ, người ta sẽ lại đổ xô mua cổ phiếu.

        Các cổ phiếu Blue-chip hiện tương đối rẻ, nhưng thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư là liệu chứng khoán thế giới đã chạm đáy hay chưa?

        Không một ai có thể lường trước tất cả các sự kiện toàn cầu có thể làm tổn thương đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, người ta đã xác định được rủi ro đầu tư chính và hiện có trong tay các chỉ số để nhận định xem hai rủi ro nói trên có được cải thiện hay trở nên tồi tệ hơn.

        Nguy cơ rõ ràng nhất là bản thân nền kinh tế Mỹ, với tốc độ tăng trưởng đang “là là sát mặt đất”. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke vẫn duy trì thái độ chờ thời và chưa đưa ra thêm bất kỳ gói kích thích tiền tệ mới. Nói tóm lại, kinh tế Mỹ đang bị trôi dạt và không có phương hướng rõ ràng.

        Đó là chưa kể một hiểm họa còn lớn hơn không xuất phát từ nước Mỹ. Tình hình tài chính của các nước châu Âu vốn đã yếu nay lại càng trở nên tồi tệ hơn. Tuần trước, các ngân hàng Hy Lạp đã phải vay mượn từ một quỹ khẩn cấp.

        Ngày càng có nhiều lo ngại rằng việc một trong các nước sử dụng đồng Euro buộc phải tái cơ cấu nợ có thể gây ra khủng hoảng ngân hàng châu Âu và lây lan ra toàn thế giới.

        Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này không nghiêm trọng như hồi 2008-2009, nhưng nó sẽ tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ.

        Hiện có bốn chỉ số cho thấy sức khỏe của kinh tế thế giới mà các nhà đầu tư có thể theo dõi trên thị trường toàn cầu và đặc biệt là thị trường Mỹ.

        1. Mức độ tổn thương của các ngân hàng châu Âu

        Một số ngân hàng lớn của châu Âu dễ bị tổn thương trước nguy cơ tái cơ cấu. Đứng đầu trong số đó là ngân hàng Pháp Société Générale, với giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán Paris đã giảm một nửa trong vòng hai tháng qua.

        Một ngân hàng Pháp nữa dễ bị tổn thương là BNP Paribas, với giá cổ phiếu bị giảm hơn 1/3. Mặc dù không nằm trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro, nhưng Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) lại nắm giữ rất nhiều nợ châu Âu.

        Trong hai tháng qua, cổ phiếu của RBS cũng bị mất giá hơn 1/3. Việc cổ phiếu của các ngân hàng nói trên tiếp tục mất giá báo hiệu cuộc khủng hoảng ngân hàng châu Âu đang trở nên tồi tệ hơn.

        2. Giá cổ phiếu ưa chuộng của các ngân hàng Mỹ

        Nếu muốn đánh giá mức độ tác động của các ngân hàng châu Âu đến tổ chức tài chính Mỹ, các nhà đầu tư nên quan tâm đến các quỹ giao dịch (ETF) hiện đang nắm giữ cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng lớn ở Mỹ.

        Các quĩ giao dịch ETF này bao gồm iShares S&P US Preferred Stock (PFF) and PowerShares Financial Preferred (PGF). Cả hai chỉ số này đã giảm tới 15% so với hồi đầu tháng này, nhưng sau đó đã phục hồi đôi chút. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nghĩ rằng cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu có thể được kiềm chế.

        Sự sụt giảm của các cổ phiếu mà các quĩ ETF ưa thích đồng nghĩa với việc nỗi sợ hãi về khủng hoảng nợ lây lan toàn cầu đang ngày càng tăng.

        3. Giá đồng thế giới

        Một dấu hiệu nữa cho thấy tình trạng sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu là giá đồng, một nguyên liệu cần thiết làm dây điện, ống dẫn và nhiều loại sản phẩm công nghiệp khác. Cùng với giá dầu, giá đồng được xác định bởi nhu cầu toàn cầu, không chỉ bởi nền kinh tế Mỹ.

        Giá đồng đã giảm hồi đầu tháng này, nhưng gần đây đã bắt đầu hồi phục đôi chút. Các nhà đầu tư cũng có thể theo dõi giá cổ phiếu của Freeport-McMoRan Copper & Gold (FCX), nhà giao dịch sản phẩm đồng lớn nhất nhất thế giới, hoặc theo dõi diễn biến của Southern Copper (SCCO).

        4. Giá cổ phiếu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

        Chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ khách sạn, nhà hàng... là những chỉ số quan trọng cho thấy “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ.

        Các chỉ số nói trên hiện cho thấy tuy hiểm họa của khủng hoảng ngân hàng châu Âu vẫn còn tồn tại, nhưng khả năng nó lây lan sang Mỹ đã giảm đi khá nhiều, ít ra cũng vào thời điểm trước mắt.

        Nguy cơ lớn nhất đối với các nhà đầu tư Mỹ là việc tái cơ cấu các ngân hàng châu Âu gây chấn động hệ thống ngân hàng toàn cầu. Các nền kinh tế thế giới dường như đang được cải thiện đôi chút, nhưng xem ra kinh tế Mỹ lại không nằm trong xu thế khởi sắc này.

        Biên Tập CLB


         
    • Đăng Nhập
      • Tên đăng nhập
      • Mật khẩu
      Đăng ký | Quên mật khẩu?
      • Cổ phiếu HOT trên sàn ảo

      • Mã CK KL mua (CP) KL bán (CP) Giá
        MBB 4,100 6,000 22.55
        NTL 610 4,000 40.75
        VPB 4,100 0 18.6
        ACB 3,400 0 27.05
        ITC 3,000 0 10.1
      • Lịch chia cổ tức »

      • Mã CK Hình thức Tỷ lệ Ngày
        thực hiện
        SZC Bằng tiền 10% 26/09/2024
        PVT Cổ phiếu 100:10 31/05/2024
        SMN Bằng tiền 11% 02/05/2024
        PAT Bằng tiền 10% 29/04/2024
        REE Bằng tiền 10% 26/04/2024
      • Hiện đang có

        21,075: Thành viên
        1,788,692: Lượt truy cập
        5: Đang truy cập